MB88
VT88

Cháy xe điện nên xử lý như thế nào cho an toàn và hiệu quả

Pin Lithium trên xe điện khi phát cháy phải sử dụng những bình chưa cháy riêng biết.

Thử nghiệm tại Việt Nam cho thấy bình chữa cháy thông thường không hiệu quả với cháy pin Lithium-Ion trên xe điện. Nên việc dập tắt được đám cháy từ nó cũng có những lưu ý riêng chứ không phải cứ lửa là dập bằng nước.

Vào tháng 11/2024, Hiệp hội Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Việt Nam (VFRA) đã công bố kết quả thử nghiệm thực tế khả năng dập tắt các đám cháy do pin Lithium-Ion, loại pin phổ biến trên xe máy điện, xe đạp điện và nhiều thiết bị điện tử. Kết quả cho thấy, phần lớn các loại bình chữa cháy xách tay hiện có trên thị trường không thể xử lý hiệu quả khi xảy ra cháy pin xe điện.

Cháy xe điện nên xử lý như thế nào cho an toàn và hiệu quả - 1

Pin Lithium-Ion hiện diện trong hầu hết thiết bị điện tử tiêu dùng và đang ngày càng phổ biến trên các phương tiện giao thông chạy điện. Tuy nhiên, các vụ cháy liên quan đến loại pin này thường có đặc điểm cháy dữ dội, phát nổ mạnh và rất khó kiểm soát bằng các phương tiện chữa cháy thông thường.

Trước đó, trong quá trình thử nghiệm do VFRA tiến hành với sự tham gia của Cục Cảnh sát PCCC & CNCH (Bộ Công an), khối pin trên xe điện được gia nhiệt bằng bếp điện để mô phỏng sự cố cháy thực tế. Khi đám cháy bùng phát, nhiệt độ đo được tại vị trí pin dao động trong khoảng 500 - 600 độ C. Đáng chú ý, các viên pin phát nổ và bắn văng ra xa hơn 30 mét, với độ cao lên tới 15 mét và nhiệt độ riêng lẻ khoảng 250 độ C.

Kết quả thử nghiệm cũng cho thấy các loại bình chữa cháy thông dụng như bình bột và bình khí CO2 hoàn toàn không có khả năng dập tắt đám cháy pin Lithium-Ion. Đám cháy tiếp tục lan rộng và không được kiểm soát sau khi sử dụng các loại bình này, đặt ra cảnh báo lớn về tính hiệu quả trong tình huống khẩn cấp.

Cháy xe điện nên xử lý như thế nào cho an toàn và hiệu quả - 2

Dù bình chữa cháy truyền thống không hiệu quả, một số dòng bình chữa cháy sử dụng dung dịch đặc biệt đã cho thấy khả năng kiểm soát và dập tắt đám cháy tốt hơn. Trong đó: F500 EA: sử dụng dung dịch gốc nước, dập tắt đám cháy trong vòng 2 phút, nhiệt độ pin sau đó giảm xuống dưới 60°C, không còn hiện tượng nổ hay khói. ORION OR-6: sử dụng hợp chất chữa cháy đặc biệt, dập tắt cháy trong 4 phút, kết quả tương tự F500 EA. Eco Fire 6: cũng dùng dung dịch gốc nước, tuy dập cháy sau 4 phút nhưng pin vẫn có hiện tượng khói và nổ nhẹ, nhiệt độ vẫn còn cao (dưới 230°C).

Bên cạnh đó, thử nghiệm với cát ẩm cho thấy có thể dập được đám cháy trong một số trường hợp nhất định. Tuy nhiên, yêu cầu phải đổ lượng cát lớn để bao phủ toàn bộ đám cháy và tác động để xe đổ xuống sàn nhằm làm chậm quá trình cháy lan.

Cháy xe điện nên xử lý như thế nào cho an toàn và hiệu quả - 3

Những kết quả thử nghiệm trên cho thấy rõ ràng các giải pháp chữa cháy truyền thống không còn phù hợp trong bối cảnh phương tiện và thiết bị sử dụng pin Lithium-Ion ngày càng phổ biến. Người dân và các đơn vị kinh doanh dịch vụ xe điện cần sớm cập nhật kiến thức và trang bị loại bình chữa cháy chuyên dụng phù hợp để đảm bảo an toàn khi có sự cố cháy nổ liên quan đến pin.

Ngoài ra, khi xảy ra cháy pin Lithium, tuyệt đối không dùng nước hoặc cát ẩm đổ trực tiếp lên đám cháy vì có thể gây phản ứng hóa học mạnh, khiến tình hình trở nên nghiêm trọng hơn. 

Cháy xe điện nên xử lý như thế nào cho an toàn và hiệu quả - 4

Các loại bình chữa cháy bột khô, CO₂ hay dùng chăn vải thông thường cũng không mang lại hiệu quả, thậm chí có thể khiến đám cháy lan rộng nhanh hơn. Trong trường hợp phát hiện cháy, cần nhanh chóng cắt nguồn điện, nếu có thể hãy di chuyển phương tiện ra khỏi khu vực đông người và ngay lập tức gọi lực lượng cứu hỏa qua số 114 để được hỗ trợ kịp thời và an toàn.